Quy trình mạ kẽm được thực hiện như thế nào?
Quy trình mạ kẽm được thực hiện như thế nào?
Quy trình mạ kẽm tiêu chuẩn bao gồm 8 công đoạn được kiểm soát nghiêm ngặt bởi kỹ thuật viên và công nhân lành nghề. Theo dõi bài phân tích chuyên sâu của Việt Nhất sẽ giúp các bạn thấy được bức tranh tổng quát về công nghệ mạ kẽm tiên tiến này.
Quy trình mạ kẽm tiêu chuẩn theo phân tích của chuyên gia
Mạ kẽm nhằm tạo một lớp bảo vệ bề mặt kim loại khỏi sự mài mòn và oxy hóa giúp sản phẩm bền bỉ và giữ được màu sắc như mới theo thời gian. Mặc dù có sự hỗ trợ của những thiết bị và máy móc hiện đại, thế nhưng chúng ta phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật mới có được lớp mạ kẽm chất lượng nhất.
Vậy quy trình mạ kẽm có giống với mạ Niken, mạ vàng hay mạ Crom hay không? Bạn sẽ có được đáp án chính xác sau khi tìm hiểu cụ thể 8 bước mạ kẽm dưới đây:
Tẩy dầu mỡ
Vật liệu cần mạ kẽm sẽ được ngâm trong dung dịch tẩy dầu trong khoảng 10 -15 phút, tùy vào tình trạng và đặc tính của kim loại.
Tẩy gỉ sét
Sau khi tẩy sạch dầu mỡ, chúng ta tiếp tục ngâm vật liệu vào dung dịch Axit HCl nồng độ 8 – 15% .
Tẩy dầu điện hóa
Khi tẩy mỡ bằng phương pháp điện hóa,khí sẽ thoát ra trên điện cực làm tách mỡ trên bề mặt của sản phẩm.
Trung hòa
Trước khi mạ kẽm, vật liệu sẽ trải qua khâu trung hòa trong dung dịch HCl để loại bỏ các ion sắt và mảng bám oxit. Công đoạn trung hòa diễn ra trong vòng 3 – 20 giây ở nhiệt độ thường.
Xi mạ kẽm
Khâu quan trọng nhất trong quá trình mạ kẽm chính là tạo lớp xi mạ kẽm lên bề mặt vật liệu.
Lớp mạ kết tinh mịn,tinh khiết cao và bền vững ăn mòn.Khống chế được chiều dày bằng thời gian và mật độ dòng mạ.
Mạ được những chi tiết cần chính xác cao,không gây ảnh hưởng đến độ chính xác của chi tiết.
Hoạt hóa
Hoàn thành công đoạn mạ kẽm, thợ gia công sẽ tiến hành hoạt hóa để tăng độ bóng sáng cho bề mặt sản phẩm.
Crômat hóa
Vật liệu đã xi mạ kẽm nhờ xử lý tăng độ bền ăn mòn của lớp mạ kẽm bằng crômat hóa,mạ kẽm có các màu sáng trắng, vàng cầu vòng, xanh, vàng, đen…
Sấy khô
Sản phẩm sẽ được đưa vào tủ sấy khô sau khi đã được phủ màu cẩn thận. Việc sấy khô giúp màu sắc của lớp xi mạ đồng đều hơn và bề mặt vật liệu bằng phẳng, sáng bóng hơn.
Kiểm tra sản phẩm
Trước khi đưa sản phẩm đến tay khách hàng, kỹ thuật viên sẽ dùng máy đo độ dày và quan sát màu sắc của lớp xi mạ một cách kỹ càng. Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu, chúng ta buộc phải tiến hành xi mạ lại.
Tại sao nên sử dụng phương pháp xi mạ kẽm?
Công nghệ xi mạ kẽm đang được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị giao thông như ô tô, xe máy, tàu thủy, tàu hỏa, xe đạp,… Với lợi thế điện thế âm lớn hơn nên kẽm có khả năng bảo vệ tốt bề mặt kim loại ngay cả khi lớp mạ không còn giữ được độ dày ban đầu.
Theo đánh giá của chuyên gia Việt Nhất, những vật liệu xi mạ kẽm có thể đạt được tuổi thọ lên tới 50 năm trong điều kiện bình thường. Vì vậy, phương pháp mạ kẽm là lựa chọn hàng đầu của nhiều công trình quy mô lớn.
Các bài viết khác
- Một số loại hóa chất xi mạ và cách xử lý kim loại trước khi xi mạ
- Xi mạ là gì?
- Công nghệ mạ kẽm 7 màu bảo vệ kim loại
- Mẹo lựa chọn hóa chất xi mạ kẽm phù hợp cho từng loại sản phẩm
- Cơ khí Việt Nam: Ngành “xương sống” nhưng ỳ ạch lớn
- Quy Trình Mạ Niken
- Ngành Cơ khí Việt Nam: Phải thay đổi từ nhân lực đến chính sách
- Chiến lược phát triển ngành cơ khí tầm nhìn đến năm 2035