Thông tin chi tiết
Hàn đắp kim loại | Công nghệ hàn đắp
- Lượt xem: 1516
- Hàn đắp kim loại là một quá trình phủ lên bề mặt chi tiết một lớp kim loại bằng phương pháp hàn. Lớp kim loại hàn đắp này có tính chất đặc biệt như chịu nhiệt, độ cứng cao, bền nhiệt, chịu axit,…
- Thông tin sản phẩm
HÀN ĐẮP KIM LOẠI LÀ GÌ?
Hàn đắp kim loại là một quá trình phủ lên bề mặt chi tiết một lớp kim loại bằng phương pháp hàn. Lớp kim loại hàn đắp này có tính chất đặc biệt như chịu nhiệt, độ cứng cao, bền nhiệt, chịu axit,…

CÁC CÁCH HÀN ĐẮP KIM LOẠI
1. Hàn nóng các phôi được nối để nung chảy chúng cục bộ để tạo thành hồ nóng chảy. Bể nóng chảy được làm lạnh và hóa rắn rồi nối. Nếu cần, có thể thêm chất độn để hỗ trợ, phù hợp để hàn các loại kim loại và hợp kim khác nhau.
2. Hàn áp lực - quá trình hàn phải gây áp lực lên mối hàn, thuộc về quá trình xử lý các vật liệu kim loại khác nhau và một số vật liệu kim loại.
3. Hàn - Sử dụng vật liệu kim loại có điểm nóng chảy thấp hơn vật liệu cơ bản để làm vật liệu hàn. Vật liệu hàn lỏng được sử dụng để làm ướt vật liệu cơ bản, lấp đầy khe hở và khuếch tán với vật liệu cơ bản để nhận ra mối hàn liên kết. Thích hợp cho gia công hàn các vật liệu khác nhau, và cũng thích hợp để xử lý hàn các kim loại khác nhau
QUY TRÌNH HÀN ĐẮP KIM LOẠI

A.Hàn đắp mặt phẳng
1. Xem và nghiên cứu bản vẽ thiết kế để có thể nắm vững các yêu cầu kỹ thuật đối với bản vẽ thiết kế
2. Làm sạch bề mặt
3. Lựa chọn que hàn đắp.
4. Cắn cứ vào những yêu cầu về độ dày của lớp đắp để lựa chọn que hàn có đường kính thích hợp.
5. Điều chỉnh cường độ dòng điện: Phải điều chỉnh cường độ dòng sao cho đảm bảo que hàn cơ bản có tính nóng chảy và thông thường cường độ dòng điện từ 25 – 30.
6. Thực hiện các đường đắp: Phải phân bố các đường đắp thích hợp để nhiệt độ trên bề mặt vật đắp tương đối đồng đều. Khoảng chồng giữa các đường đắp ít nhất 0,3 đến 0,5.
Chú ý:
- Phải làm sạch đường đắp trước rồi mới thực hiện đường đắp sau.
- Áp dụng phương pháp phân đoạn hay phân đoạn ngược khi thực hiện đường đắp dài
- Trước khi thực hiện đắp cần nung nóng sơ bộ dể giảm ứng suất, sự biến dạng cho vật đắp. Sau khi đắp xong, nên xử lý nhiệt bằng phương pháp ủ hoặc ram.
B. Hàn đắp mặt trụ
- Hàn đắp mặt trụ có thể thực hiện theo hai phương pháp: đắp theo đường sin và đắp theo chu vi. Thông thường hay lựa chọn phương pháp hàn đắp mặt trụ theo đường sin, phương pháp hàn đắp theo chu vi tương đối khó thao tác.
- Khi thực hiện đắp nhiều lớp nên nhớ các lớp đắp sau vẫn đắp theo đường sin, nhưng các vị trí đường đắp sau thường nằm ở khe lõm từ các đường đắp trước tạo nên.
ỨNG DỤNG CỦA HÀN ĐẮP KIM LOẠI

- Phục hồi các chi tiết bị mài mòn, hoặc bị hư hỏng như gãy, vỡ, nứt,... sau một thời gian làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau như cổ trục khuỷu, bánh xe lửa, khuôn dập, dao cắt nóng…
-Trong công nghiệp xi măng: tấm lót con lăn, tấm lót bàn nghiền máy nghiền, thanh đập trong máy đập đá vôi,..
-Ngoài ra, hàn đắp cũng có thể được sử dụng để chế tạo các chi tiết mới.